Tin Tức

Quy trình xi mạ vàng

Ngày nay, ngành xi mạ không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp để mạ lên các chi tiết máy, mà người ta còn sử dụng với mục đích trang trí góp phần nâng tầm giá trị cho từng sản phẩm.

Xi mạ vàng là một trong những phương pháp xi mạ được áp dụng phổ biến đối với lĩnh vực mạ trang trí như: mạ trang sức, điện thoại, đồng hồ, đồ nội thất trang trí,… với tiêu chuẩn mạ 18K hoặc 24K sẽ làm cho sản phẩm trở nên giá trị, bắt mắt và hấp dẫn hơn.

 Tuy nhiên, để có những sản phẩm đẹp như ý muốn thì quy trình và kỹ thuật mạ vàng làm những yếu tố rất quan trọng đòi hỏi bạn phải nắm chắc.

1. Kiểm tra và xử lý bề mặt vật liệu

Mỗi vật liệu cần mạ sẽ có bề mặt khác nhau nên kỹ thuật gia công cũng sẽ khác nhau vì vậy cần kiểm tra kĩ chi tiết trước khi mạ để đưa ra phương án xử lý đúng nhằm tiết kiệm được nhân công và thời gian.

Xử lý cơ học bề mặt sản phẩm nhằm loại bỏ hết gỉ, oxit kim loại, chất bẩn, bavia, khuyết tật,… để đạt được độ bóng, độ nhẵn theo yêu cầu cho bề mặt kim loại. Bên cạnh đó nó giúp cho kim loại của vật liệu mạ dễ dàng gắn chặt với lớp vàng chuẩn bị mạ.

2. Tẩy dầu và tẩy gỉ

Về tẩy dầu thì tốt nhất nên dùng kết hợp ba phương pháp tẩy dầu như: tẩy dầu ngâm, tẩy dầu siêu âm và tẩy dầu điện. Với sản phẩm ít dầu mỡ thì chỉ cần dùng tẩy dầu siêu âm và tẩy dầu điện cũng đảm bảo sản phẩm được sạch dầu. Để nhận biết sản phẩm sạch dầu hay chưa thông thường dựa vào phương pháp ngoại quan bằng cách quan sát màn nước trên sản phẩm.

Sản phẩm đã qua xử lý cơ học chỉ loại bỏ gỉ, oxit kim trên bề mặt sản phẩm vì vậy cần phải qua thêm khâu tẩy gỉ bằng dung dịch Acid loãng 10% để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn gỉ, oxit kim loại trên. Nếu sản phẩm có nhiều gỉ, Oxit kim loại thì cần phải qua bể tẩy gỉ chuyên dụng.

Độ gắn kết của lớp xi mạ phụ thuộc vào công đoạn xử lý này. Xử lý tốt sẽ cho chất lượng lớp mạ tốt, đồng đều, bền với nhiệt độ môi trường,…

3. Hoạt hóa bề mặt vật liệu

Công đoạn hoạt hóa bề mặt vật liệu cũng là một bước quan trọng không thể thiếu giúp cho lớp mạ bám chắc vào bề mặt kim loại hơn.

4. Mạ lót kim loại

Mạ lót là một lớp mạ trung gian giúp lớp mạ sau gắn chặt với nền kim loại. Trong xi mạ vàng có 2 phương pháp chính thường được sử dụng

  • Mạ vàng lót: mạ một lớp vàng trực tiếp lên sản phẩm. Sau khi mạ lót xong có thể mạ trực tiếp lớp mạ vàng lên sản phẩm.

Ưu điểm của phương pháp này là nhanh ra được sản phẩm cuối. Nhược điểm là chi phí cao, cần phải xử lý tốt bề mặt sản phẩm. Thông thường phương pháp này được sử dụng trên những sản phẩm cao cấp như nữ trang, đồng hồ, điện thoại,…

  • Mạ đồng lót với các nền kim loại như đồng, sắt, nhôm, Antimon,… và niken lót với nền Inox. Sau đó cần mạ thêm một vài lớp mạ khác trước khi mạ vàng lên sản phẩm.

Ưu điểm phương pháp này là giá thành rẽ, không yêu cầu cao về đánh bóng bề mặt. Giúp phủ lấp hết các khe kẽ nhỏ và làm mịn bề mặt nhám của bề mặt loại được mạ. Nhược điểm là phương pháp này cần mạ lên nhiều lớp khác nhau trước khi mạ vàng lên sản phẩm vì vậy đòi hỏi cao về kĩ thuật.

5. Mạ bóng bề mặt

Mạ bóng bề mặt vật liệu cũng có một vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm mạ. Quá trình mạ bóng được áp dụng khi dùng lớp mạ đồng lót hoặc mạ niken lót.

Sau khi mạ lót xong, tiến hành mạ đồng bóng, lớp mạ này dày có tác dụng bảo vệ cho sản phẩm. Sau đó mạ niken bóng trước khi vào công đoạn mạ vàng.

6. Mạ vàng vật liệu

Đến bước này thì bạn bắt đầu mạ vàng lên bề mặt kim loại, tùy vào nhu cầu của khách hàng mà bạn mạ vàng 18K, 20K hay 24K.

7. Thụ động hóa và phủ keo bảo vệ

Tuổi thọ lớp mạ tùy thuộc vào chiều dày của lớp mạ. Tuy nhiên để tăng tuổi thọ lớp mạ người ta thường tiến hành thụ động bằng dung dịch chuyên dụng và phủ keo lên sản phẩm. Có thể phủ keo phun hoặc keo điện di để tăng khả năng bảo vệ

Trên đây là các bước cơ bản trong kĩ thuật xi mạ vàng. Chúc các bạn thành công và có những sản phẩm xi mạ vàng như ý.

---------------------------------------o0o--------------------------------------

Copyright © 2019 by Tumichi.vn



Các tin khác

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Để lại thông tin và số điện thoại chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn, báo giá cho bạn
TIN TỨC MỚI

Sơn điện di - công nghệ sơn bảo vệ hiện đại

Hiện nay sơn điện di (E-coating) là một trong những phương pháp sơn hiện đại nhất trong kỹ nghệ..

Tẩy sạch sáp đánh bóng (lơ mài bóng) hiệu quả với chất tẩy an toàn

Chất tẩy sáp đánh bóng (lơ mài bóng, lơ mài) cực hiệu quả cho các sản phẩm đã qua công đoạn..

ECODEC - chất tẩy oxi hóa cho thép không gỉ không chứa HNO3

ECODEC là dung dịch không chứa Acid Nitric (HNO3) có khả năng tẩy sạch những vết Oxi hóa nhẹ, những..

Sơn điện di giả vàng 24K

Mạ giả vàng là phương pháp xi mạ để sản phẩm giống như được mạ vàng thật. Sản phẩm sau khi..

Đánh bóng điện hóa Inox - phụ gia ST3080 xuất xứ từ Japan

Có nhiều loại hóa chất đánh bóng Inox trên thị trường nhưng ST3080 là loại hóa chất chính hãng..

Lỗi thường gặp trong xi mạ Niken và cách khắc phục

Trong quá trình sản xuất gia công xi mạ, để nâng cao về giá trị kinh tế bên cạnh việc xử lý kĩ..
VIDEO CLIP
Qui trình sơn điện di
ECODEC - dung dịch tẩy Oxi hóa thép không gỉ không chứa HNO3
Gelsteel Strong - Tẩy gỉ mối hàn thép không gỉ (Inox)
Triển lãm Metalex 2019 - Giới thiệu mạ đồng Free CN, Niken Free, sơn điện di quay,...
Triển lãm Vietbuild 2020
FANPAGE
0