Chuyển giao công nghệ

Tư vấn và chuyển giao công nghệ xi mạ đồng

1. Giới thiệu về công nghệ xi mạ đồng

Xi mạ đồng là một quá trình phủ một lớp đồng lên bề mặt kim loại bằng phương pháp điện phân hoặc hóa học nhằm cải thiện độ dẫn điện, tính thẩm mỹ và khả năng chống ăn mòn. Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo và trang trí nội thất.

2. Quy trình công nghệ xi mạ đồng

2.1. Xử lý bề mặt

Trước khi xi mạ, bề mặt vật liệu cần được làm sạch để đảm bảo độ bám dính tốt. Các bước xử lý bề mặt gồm:

  • Tẩy dầu mỡ: Loại bỏ dầu mỡ bằng chất tẩy dầu chuyên dụng. Công đoạn này rất quan trọng để đảm bảo bề mặt sản phẩm được tẩy sạch hết dầu mỡ. Qui trình tẩy dầu tố thường phải qua 3 bước chính: tẩy dầu ngâm (sử dụng tẩy dầu 70F), tẩy dầu siêu âm và bước cuối cùng là tẩy dầu điện.
  • Tẩy gỉ sét: sử dụng axit kết hợp với phụ gia tăng tốc độ tẩy gỉ và ức chế bay hơi
  • Hoạt hóa bề mặt: nhằm tăng độ bám của lớp mạ tránh trường hợp bị bong tróc. Ngoài ra còn làm cho lớp mạ bám đều trên sản phẩm đảm bảo tính mĩ quan của sản phẩm sau khi mạ.

2.2. Giai đoạn mạ đồng

  • Xi mạ đồng lót (mạ đồng mặn): Tạo lớp mỏng đồng ban đầu để tăng khả năng bám dinh và tăng khả năng dẫn điện hỗ trợ cho lớp mạ tiếp theo.
  • Xi mạ đồng bóng (mạ đồng chua): Tăng độ dày và độ bóng của lớp đồng thông qua quá trình điện phân.

2.3. Xử lý sau mạ

  • Thụ động bảo vệ: dùng chất chuyên dụng để tạo lớp thụ động trên bề mặt sản phẩm nhằm tăng tính năng bảo vệ cho lớp mạ. Thông thường sử dụng dung dịch có thành phần Crom để tạo lớp Oxi hóa cực mỏng trên bề mặt nhằm tăng tính năng bảo vệ
  • Phủ bảo vệ: Có thể phủ một lớp sơn trong suốt, sơn điện di hoặc mạ thêm lớp kim loại khác như niken, crom để tăng độ bền.
  • Kiểm tra chất lượng: Đo độ dày, kiểm tra độ bám dính và độ bóng bề mặt.

3. Thiết bị và hóa chất sử dụng trong xi mạ đồng

3.1. Thiết bị cần thiết

  • Bể mạ: Làm bằng nhựa PP hoặc PVC chống ăn mòn.
  • Nguồn điện một chiều (DC): Điều chỉnh dòng điện phù hợp với từng giai đoạn mạ.
  • Thanh cực dương (Anode) và cực âm (Cathode): Sử dụng đồng tinh khiết làm cực dương.
  • Hệ thống lọc và tuần hoàn dung dịch: Đảm bảo dung dịch mạ luôn sạch.

3.2. Hóa chất chính

  • Đồng sunfat (CuSO₄)
  • Axit sulfuric (H₂SO₄)
  • Chất phụ gia tăng độ bám dính và độ bóng
  • Chất hoạt hóa bề mặt

4. Chuyển giao công nghệ và đào tạo

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ xi mạ đồng với các nội dung sau:

  • Thiết kế, lắp đặt dây chuyền xi mạ đồng theo yêu cầu.
  • Hướng dẫn vận hành và kiểm soát quy trình công nghệ.
  • Cung cấp hóa chất, thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật sau chuyển giao.

5. Lợi ích của công nghệ xi mạ đồng

  • Tăng độ dẫn điện: Ứng dụng trong ngành điện, điện tử.
  • Tăng khả năng chống ăn mòn: Bảo vệ kim loại nền khỏi môi trường khắc nghiệt.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Giúp sản phẩm sáng bóng, đẹp mắt.
  • Tăng độ bền cơ học: Hỗ trợ quá trình gia công tiếp theo.

6. Liên hệ tư vấn

Chúng tôi cam kết cung cấp giải pháp xi mạ đồng tối ưu, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ chi tiết.

---------------------------------------o0o--------------------------------------

Copyright © 2025 by Tumichi.vn



Các tin khác

Nhà cung cấp & đối tác
0